PHÒNG KHÁCH VÀ LÒ SƯỞI

Cách sử dụng lò sưởi trong phòng khách ở Châu Âu.

SỬ DỤNG ÁNH SÁNG TRONG PHONG THỦY

Một tiểu cảnh nhỏ và cách sử dụng ánh sáng để tăng cường vận may.

PHÒNG NGỦ NHÌN RA BIỂN

Không gian thoáng đáng, lý tưởng cho các cặp tân hôn.

NỘI THẤT CHÂU ÂU

Cách sử dụng nội thất gỗ trong phong thủy.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang

Bạn cần chuẩn bị:
- Hoa ly màu hồng
- Hoa hồng đậm
- Hoa cúc màu hồng tím
- Lá cắm kèm: Lá thiết mộc lan/Lá cọ tùy chọn
- 1 bình sứ miệng tròn, cao 15 - 18 cm
- Xốp cắm hoa
- Kéo
Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 1
Mẫu hoa này sẽ rất thích hợp để trang trí ở phòng khách, trên bàn ăn.
Lưu ý:
Khi cắm hoa trong bình nhỏ để trang trí nhà cửa hoặc bàn ăn, bạn không nên sử dụng quá 3 loại hoa để tránh mọi thứ trở nên quá lộn xộn, thiếu điểm nhấn. Ngoài ra, luôn chọn 1 loại hoa yêu thích nhất làm tâm điểm và bắt đầu cắm chúng trước tiên. Sau đó xen kẽ hoa và phụ kiện xung quanh.
Chuẩn bị bình cắm hoa:
1. Ngâm mềm xốp cắm hoa rồi đặt vừa vặn vào bên trong bình sứ. Phần xốp cao hơn miệng bình 5 - 7 cm.
2. Dùng kéo cắt vát phần cuống của toàn bộ số lá cọ thành hình chữ V. Cắm lá cọ lên xốp sao cho phần lá vươn thẳng lên trên. Tiếp theo, nhẹ nhàng uống cong chiếc lá xuống đến độ cao thích hợp và

10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện

Trong bài "Cách giữ nhà mát rượi dù trời đổ lửa", chúng tôi đã đề cập đến nhiều giải pháp làm mát hiệu quả mà không cần sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ mùa hè bắt đầu tăng cao, chạm ngưỡng kỷ lục 45 - 50 độ C suốt nhiều ngày, khiến bạn có cảm giác nóng bức như bị thiêu đốt thì điều hòa nhiệt độ lại rất cần thiết.
Nhiều người có thể chịu đựng mức nhiệt cao và ngược lại, nhiều người không thích nghi được với nắng nóng sẽ có nhu cầu sử dụng điều hòa. Đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ hoặc những căn phòng chứa đầy thiết bị điện, điều hòa nhiệt độ mang lại nhiều lợi ích, giúp việc sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn.
10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện - 1
Bên cạnh chọn mua điều hòa phù hợp với nhiều tính năng, sử dụng đúng cách cũng giúp bạn hạn chế được khá nhiều tiền điện hàng tháng.
Để giữ các hóa đơn tiền điện và mức tiêu thụ điện năng càng thấp càng tốt, Nhà đẹp khuyên bạn hãy làm theo 10 bí quyết nhỏ sau đây:
1. Nhiệt độ ấm hơn vào ban đêm hoàn toàn "OK"
Thời gian ban đêm, cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn.
2. Sử dụng cửa sổ hoặc thiết bị làm mát di động

Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng

Cầu thang là nút giao thông thẳng đứng của một ngôi nhà có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng sử dụng. Khác với nhà nhiều tầng, đối với nhà biệt thự, nhà khối ghép… cầu thang nên thiết kế sao cho kinh tế, tiết kiệm diện tích.
Công dụng chính của cầu thang trong nhà ít tầng là đảm bảo liên hệ thẳng đứng giữa hai tầng nhà. Cầu thang còn có tác dụng phân chia các khu vực công năng.
Ví dụ như trong nhà lệch nhau nửa tầng thì phần dưới là không gian tiếp khách, phần trên bố trí phòng ngủ. Loại cầu thang trong nhà ít tầng còn có tác dụng trang trí, có thể đặt trong phòng sinh hoạt chung, bên dưới có thể kết hợp làm giá sách hoặc chỗ để đồ.
Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 1
Cầu thang trong nhà ở ít tầng trong nội bộ nên thiết kế theo các kiểu: một vế lên thang, hoặc một vế nhưng có thêm một số bậc thang góc ở đầu cầu thang; 2 vế hoặc loại cầu thang 2 vế không có chiếu nghỉ mà bố trí bậc lên chéo (làm bậc hướng tâm).
Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 2
Chiều rộng thang tối thiểu là 90 cm, nếu hai vế lấy rộng khoảng 185 - 190cm (tốt nhất là 2,2m). Khi cầu thang thẳng, độ dốc cho phép là 1:1,1; độ dốc cầu thang có bậc chéo có thể lấy 1:1,25. Nếu bên dưới cầu thang có cửa ra thì độ cao không nhỏ hơn 2m.
Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 3
Khi thiết kế cầu thang cần chú ý đảm bảo tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao bậc thang. Nếu h bằng khoảng cách giữa 2 bậc và b bằng chiều rộng bậc thì độ lớn của chiều cao và độ lớn của chiều ngang bậc là 2h + b (thường lấy bằng 60 - 64cm là hợp lý)

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Hóa giải nhà thóp hậu theo phong thủy

Không biết từ bao giờ, khái niệm nở hậu - thóp hậu đã trở thành 1 trong những “tiêu chuẩn” để giới kinh doanh nhà đất đánh giá ưu - nhược 1 căn nhà, miếng đất.
Theo các nghiên cứu về trường khí, ở nhà sau rộng, trước hẹp (nở hậu), khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hơn. Còn nhà phía trước rộng, sau hẹp thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được. Nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng, sắp đặt nội thất trở nên khó khăn, chỉ có phô trương hình thức mà không tập trung được cho thực chất sử dụng. Như hình khối của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống, không thể nói là thóp hậu được, phần phía sau ít dùng đến nên nhỏ, phần gian chính để hành lễ phía trước là khu vực rộng rãi nhất.

Nhà thờ Đức Bà không coi là thóp hậu vì đằng sau ít sử dụng
Khoa học phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều không quá đặt nặng chuyện nở hay thóp hậu. Gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông. Quan trọng là không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không? Vì thế, cách thức sử dụng và xử lý không gian nội - ngoại thất như thế nào quan trọng hơn là sự chênh lệch giữa kích thước mặt trước và mặt sau của miếng đất, ngôi nhà.
Điều quan trọng là hợp lý hóa không gianViệc phải xử lý nhà “thóp hậu” thực ra không khó khăn. Chỉ cần lấy 1 bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.
nhà nở hậu, nhà thóp hậu, hóa giải nhà thóp hậu

Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, bếp được vuông vức

Nhiều người không muốn trổ giếng trời phía sau bởi họ nghĩ, như thế cũng là thóp hậu, mất đất. Điều này thiếu cơ sở khoa học. Đất vẫn thuộc sở hữu của họ, không hề mất. Hơn nữa, khoảng giếng trời đó tạo nên 1 miệng hút khí, cân bằng với phần trước và giữa nhà, làm nên dòng đối lưu tạo sự thông thoáng hơn.
Trong việc mở 1 giếng trời, ta không đi vào khoảng trống đó nhưng ta lại được khoảng thông thoáng, nhìn ngắm thư giãn hữu dụng, nội khí trong nhà được liên kết với nhau tốt hơn. Như kinh nghiệm đã đúc kết “đa thiên tỉnh khắc sơn xuyên”, tức là dùng nhiều giếng trời (thiên tỉnh) để tránh việc tạo nên những khe hẹp hun hút trong nhà (vùng sơn xuyên).
Việc cấp thiết đối với đất thóp hậu là tạo sự thông thoáng, dòng khí đối lưu cho trước và sau nhà, đưa tự nhiên vào trong nhiều nhất để có sự hòa hợp. Vì thế, giếng trời, cây xanh và non bộ,... Là ý tưởng hợp lý để không gian luôn trong lành, mát mẻ.
Khi thiết kế, không nên tạo các ô cửa xuyên suốt nhà, vì như thế, sẽ tạo điều kiện cho sự hao tổn sức sống, suy tán nội khí tạo xung khí xấu (sức sống đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng). Bạn nên dùng chuông gió, màn sáo, giương bát quái, treo tĩnh vật nhẹ nhàng, bố trí cây cảnh, màu sắc,... Hướng đến việc cân bằng âm dương nhằm khắc phục nhược điểm phong thủy.
chuông gió cái tạo phong thủy

Dùng chuông gió, màn sáo, đọc thêm giương bát quái, vv... Nhằm thăng bằng âm dương.
Tại góc thóp, bạn có thể bổ khuyết bằng cách làm một cái cột cao để cân đối lại. Ngoài ra có thể tăng cường ánh sáng tại góc khuyết trả lại sự thăng bằng, hài hòa.
Dùng nguyên liệu cho nhà thóp hậu: Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên tạo khoảng không gian thoáng mát gần gụi với tự nhiên. Còn đối với không gian hẹp chúng ta nên dùng nguyên liệu một cách hiệu quả để hạn chế tối đa những góc cạnh không tốt. Với sàn nhà, nên lát so le nhau, hoặc lát chéo để tạo cảm giác không gian rộng thêm, sử dụng màu sắc phải kết hợp với nhau để tạo hiệu quả nhất

Phong thủy giếng trời trong nhà giúp tăng vận khí

Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, vì vậy, giếng trời cũng phải đón được cả khí tốt. Giếng trời phải tuân theo luật âm dương, luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà. 
Không gian giếng trời, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.
Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt.
Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Phong thủy giếng trời giúp cân bằng sinh khí
Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng.
Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Một vài trường hợp không thể đặt giếng trời ở trung cung thì người ta sẽ đặt ở những cung khác cho hợp phong thủy hơn như: Một ngôi nhà bị nghiêng thì người ta sẽ thường đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết này. 
Hồ nước đặt trong giếng trời, có nước chảy trên tường và ánh sáng trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ.
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.
Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh.
Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước đặt dưới gầm là dạng thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp. Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì thổ sẽ khắc thủy vượng, dương sẽ bù âm, giảm được tủ đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.
Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà. Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.
Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.
Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.


Web chuyên xem bói: http://lichvansu.wap.vn/xem-boi.html